messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0983 111 490

Thủy Tinh Lỏng Là Gì? Công Dụng Và Cách Điều Chế Na2SiO3

Thủy tinh lỏng là gì? Chúng có ứng dụng ra sao trong cuộc sống? Cách điều chế sản phẩm như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Thủy Tinh Lỏng Là Gì? Công Dụng Và Cách Điều Chế Na2SiO3

Thủy tinh lỏng là vật liệu được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm ứng dụng trong đời sống và xuất hiện ở khắp mọi nơi. Thế nhưng, nhiều người vẫn còn khá mơ hồ đối với vật liệu thủy tinh này. Vậy thủy tinh lỏng là gì? Chúng có ứng dụng ra sao trong cuộc sống? Cách điều chế sản phẩm như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

1. Thủy tinh lỏng là gì?

Thủy tinh lỏng còn gọi là thủy tinh nước, nước thủy tinh, tên tiếng anh là water glass, tên hóa học là Sodium Silicate hoặc Natri Silicat. Đây là một hợp chất hóa học bao gồm silicon mang anion, có công thức hóa học là mNa2O.nSiO hoặc Na2SiO3 và khối lượng phân tử là 284,22g.

Bình thường, Natri Silicat ở dạng lỏng và là chất lỏng không màu hoặc có màu trắng. Tuy nhiên, hóa chất công nghiệp Sodium Silicate ở dạng thương mại lại có màu xanh dương hoặc xanh lục vì có lẫn tạp chất sắt.

thuỷ tinh lỏng

Nước thủy tinh là gì? Thủy tinh lỏng là chất lỏng không màu

Xem thêm: Natri Silicat Na2SiO3 Là Gì? Ứng Dụng Của Natri Silicate

2. Đặc tính nổi bật của thủy tinh lỏng

Ngày nay, thủy tinh lỏng được sử dụng khá phổ biến trong sản xuất xi măng, công nghiệp dệt may, chống cháy thụ động, vật liệu chịu lửa… Sở dĩ được như vậy là nhờ hợp chất sở hữu những chất nổi bật như:

  • Khối lượng riêng là 2.61 g/cm3, tỷ trọng là 1,40 – 1,42 g/cm3.
  • Điểm nóng chảy là 1.088 °C (1.361 K; 1.990 °F).
  • Độ hòa tan trong nước là 22.2 g/100 ml ( ở nhiệt độ phòng khoảng 25 °C) và 160.6 g/100 ml (ở nhiệt độ khoảng 80 °C).
  • Ở trạng thái nguyên chất, Natri Silicat có độ nhớt khá cao, giống như keo. Nếu không được bảo quản kín, chúng rất dễ phân rã khi để ngoài không khí.
  • Sodium Silicate tan trong nước nhưng không tan trong Alcohol.
  • Trong điều kiện thời tiết thông thường, hợp chất có thể tạo ra phản ứng với kiềm và dễ bị phân hủy bởi các axit, axit cacbonic hay tạo kết tủa axit silicic theo dạng keo đông tụ.

Xem thêm thông tin về các loại hóa chất khác: 

Potassium Chloride Là Thuốc Gì? Có Những Công Dụng Gì?

Hàn The - Borax Mua Ở Đâu Chất Lượng, Giá Tốt Nhất?

3. Cách sản xuất thủy tinh lỏng

Thủy tinh lỏng thường được điều chế bằng nguyên liệu là SiO2 và NaOH thông qua các phản ứng trong pha lỏng hoặc pha rắn, đồng thời có sự tham gia của nhiệt độ. Cách thức điều chế Natri Silicat theo 2 hình thức sau:

  • Đối với trường hợp pha lỏng: Khi điều chế bằng phản ứng pha lỏng, Natri Silicat được tạo nên bởi sự kết hợp giữa NaOH, SiO2 và nước, trộn đều với nhau. Sau đó, thông qua các thiết bị chuyên dụng để tạo thành hơi.
  • Đối với trường hợp pha rắn: Na2CO3, Na2SO4 ở nhiệt độ thấp với mức nhiệt độ là dưới 900°C và trên 1600°C. Sau khi làm nóng chảy 2 chất này, SiO2 sẽ được hòa tan trong dung dịch và tạo thành Natri Silicat (tức Na2SiO3).

thuy tinh lỏng

Có 2 cách điều chế Natri Silicat

4. Ứng dụng của thủy tinh lỏng trong thực tế

Song song với những loại thủy tinh khác như thủy tinh hữu cơ, thủy tinh lỏng đang được ứng dụng cực kỳ phổ biến trong đời sống hiện nay. Từ lĩnh vực y tế đến nông nghiệp, thậm chí xuất hiện cả trong lĩnh vực tạo ra các sản phẩm gia dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

Để biết thủy tinh lỏng dùng để làm gì, hãy tham khảo những công dụng chính có thể kể đến như là:

4.1. Chế tạo thủy tinh, pha lê

Đây là một trong những ứng dụng nổi bật nhất của thủy tinh lỏng. Bởi khi dùng Natri Silicat để chế tạo thủy tinh và pha lê thì sẽ làm tăng độ bền, tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Hiện nay, có rất nhiều đồ gia dụng làm bằng thủy tinh như ly thủy tinh uống nước, chén dĩa, tô bát, bình hoa thủy tinh, chai lo… Tất cả những đồ gia dụng đó đều sở hữu ưu điểm nổi bật về độ an toàn và có tính thẩm mỹ sang trọng nên được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

4.2. Trong nông nghiệp

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, chất thủy tinh này được dùng để bảo vệ các cây giống trong trồng trọt. Cụ thể, người ta sẽ phủ một lớp Sodium Silicate lên các cây giống với mục đích là tránh nấm mốc, tăng cường sức đề kháng mà không cần sử dụng đến bất kỳ hóa chất nào nữa.

4.3. Trong ngành xây dựng

Ứng dụng của thủy tinh lỏng trong ngành xây dựng là dùng để sản xuất xi măng, chế tạo vật liệu chịu nhiệt, chất cách điện, các chất không thấm khí, chất độn hoặc dùng ở dạng tấm để làm vật liệu chống ăn mòn.

4.4. Trong lĩnh vực y tế

Thủy tinh nước cũng được sử dụng trong lĩnh vực sức khỏe và y tế bằng việc phun chúng lên các thiết bị cấy ghép, vết khâu, ống nghiệm, ống thông… Theo đó, vật liệu này có thành phần chính từ cát thạch anh, vi khuẩn không thể phân chia trên bề mặt thủy tinh lỏng và hoàn toàn an toàn với môi trường.

4.5. Trong các ngành công nghiệp khác

Bên cạnh những ứng dụng đã kể như trên, Sodium Silicate còn được sử dụng trong rất nhiều hoạt động khác như:

  • Được dùng trong quá trình sản xuất của nhiều giai đoạn như sản xuất vải, chế tạo giấy, công nghiệp dệt - nhuộm…
  • Được sử dụng để sản xuất Silicagel, kem bột, chất chống cháy, chất tẩy rửa, chất kết dính của que hàn, xử lý nước, xử lý gỗ, dùng trong bê tông…
  • Sử dụng để thay thế các hóa chất nhằm bảo quản thực phẩm. Bởi khi phun thủy tinh lên bề mặt, sẽ có khả năng chịu được môi trường nhiệt độ dao động từ 40 - 45 độ C, đồng thời còn ngăn chặn được sự tấn công của tia cực tím.

thuỷ tinh lỏng

Thủy tinh lỏng có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống của con người

5. Hướng dẫn sử dụng thủy tinh lỏng chống thấm hiệu quả

Thủy tinh lỏng có thể được sử dụng để chống thấm cho nhiều chất liệu bề mặt khác nhau như bê tông, mặt kính... tùy thuộc vào kích thước bề mặt cần chống thấm, ta sẽ có cách sử dụng nước thủy tinh khác nhau. Tuy nhiên, quy trình sử dụng thủy tinh lỏng đều có những điểm chung là: 

Bước 1: Lau sạch bề mặt cần chống thấm

Bước 2: Pha loãng nước thủy tinh theo tỉ lệ phù hợp, hãy liên hệ Đắc Khang để biết chi tiết 

Bước 3: Tiến hành lau dung dịch đã pha lên bề mặt đã được vệ sinh đến khi đạt yêu cầu

Bước 4: Chờ bề mặt khô ráo hoàn toàn

Với những vết nứt nhỏ, bạn có thể pha trực tiếp dung dịch thủy tinh lỏng vào vết nứt mà không cần pha loãng.

thuy tinh lỏng

Nước thủy tinh chống thấm rất hiệu quả

6. Phương pháp bảo quản thủy tinh lỏng đúng cách

Mặc dù thủy tinh lỏng mang lại khá nhiều công dụng trong đời sống của con người nhưng chúng lại rất dễ bị phân hủy mạnh nếu không được sử dụng cũng như bảo quản đúng cách. Vì thế, để tránh những hậu quả không mong muốn, các bạn nên lưu ý một số vấn đề trong khi bảo quản nước thủy tinh như sau:

  • Không được để thủy tinh lỏng Natri Silicat tiếp xúc với axit, vì nó sẽ phân hủy cực mạnh, gây lãng phí.
  • Khi sử dụng thủy tinh nước, các bạn cần trang bị đầy đủ những dụng cụ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang, kính… để tránh hóa chất dính lên cơ thể. Từ đó sẽ bảo vệ được chính bản thân mình.
  • Không để các hóa chất Natri Silicat tiếp xúc với Flo vì có thể gây ra nguy cơ cháy nổ lớn. Đồng thời, cũng không nên để chúng tiếp xúc với các vật liệu nhôm, kẽm, thiếc hoặc các hợp kim khác, bởi có thể sẽ gây khói, dẫn đến chảy nổ cực kỳ nguy hiểm.
  • Sau khi sử dụng xong, nên bảo quản Sodium Silicate một cách kín đáo, cẩn thận để tránh bị phân hủy.

thuy tinh lỏng

Bảo quản thủy tinh lỏng đúng cách

7. Một số câu hỏi thường gặp về thủy tinh lỏng

7.1. Tại sao người ta lại gọi hóa chất Sodium Silicat là thủy tinh lỏng?

Đây là dung dịch nước chứa Natri Silicat hoặc Kali Silicat. Nó có tên gọi như vậy vì về cơ bản nó là thủy tinh (silicon dioxide) trong nước. Khi nước bay hơi, dung dịch đông đặc thành chất rắn thủy tinh.

7.2. Thủy tinh lỏng mất bao lâu thì khô?

Thời gian khô của thủy tinh lỏng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: độ dày của lớp thủy tinh lỏng, nhiệt độ, độ ẩm,... Đối với một lớp thủy tinh lỏng mỏng trong môi trường bình thường, nó sẽ khô trong vòng 30 phút vì nước sẽ dễ dàng bay hơi hơn.

Khi ta dùng nước thủy tinh để chế tạo đồ vật, lớp thủy tinh lỏng thường dày hơn, thế nên lượng không khí tiếp xúc với bề mặt thủy tinh lỏng cũng hạn chế hơn, khiến cho quá trình bay hơi diễn ra chậm hơn. Khi đó chúng ta cần đợi ít nhất 24h để chất thủy tinh lỏng khô hoàn toàn.

7.3. Thủy tinh lỏng có tan trong nước được không?

Natri Silicat là một hợp chất có tính ion. Các ion Natri và Silicat có thể phân tách trong nước và hòa tan. Ngoài ra, độ tan của thủy tinh lỏng trong nước phụ thuộc vào thành phần của thủy tinh lỏng. Những chất giàu silic nhất có độ tan thấp hơn những chất ít silic hơn.

7.4. Thủy tinh lỏng có phải là một chất có an toàn không?

Tuy là một chất không độc, cũng không có nguy cơ cháy nổ cao nhưng thủy tinh lỏng là một chất có tính kiềm thế nên nếu hóa chất này tiếp xúc trực tiếp lên da sẽ gây tình trạng đau rát, bỏng. 

8. Mua thủy tinh lỏng ở đâu uy tín, giá tốt 

Với nhiều ứng dụng tuyệt vời trong cuộc sống hàng ngày nên thủy tinh lỏng ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng. Thực tế trên thị trường hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm này. Thế nhưng mua Natri Silicat ở đâu đảm bảo uy tín, chất lượng mới quan trọng.

Mua ngay 

Sodium Silicate Lỏng Na2SiO3 26%, Việt Nam, 40kg/Can

Sodium Silicate (Bột) Na2SiO3 96%, Trung Quốc, 25kg/Bao

Để yên tâm hơn khi mua hàng, tốt nhất các bạn hãy tìm đến đơn vị chuyên phân phối sản phẩm. Bật mí, Hóa chất Đắc Khang - công ty chuyên cung cấp hóa chất công nghiệp uy tín, với 15 năm kinh nghiệm trong nghề, là đơn vị đáng tin cậy mà bạn không nên bỏ qua để phục vụ cho việc mua sắm và lựa chọn thủy tinh lỏng.

Kho hàng của Hóa chất Đắc Khang tại huyện Củ Chi

Lý do là bởi: 

  • Sản phẩm Sodium Silicate của Đắc Khang cam kết chất lượng cao cấp, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
  • Mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường. Đặc biệt, Đắc Khang luôn có chính sách ưu đãi dành cho khách hàng lớn…
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, tận tâm sẽ hỗ trợ quý khách hàng hết mình để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sản xuất.
  • Hỗ trợ giao hàng toàn quốc, vận chuyển tận nơi, nhanh chóng. Thanh toán nhanh chóng, thuận tiện.

Đến đây, chắc hẳn các bạn cũng đã có thêm được nhiều thông tin mới mẻ giúp bạn hiểu rõ thủy tinh lỏng là gì, thủy tinh lỏng dùng để làm gì rồi đúng không? Chúc các bạn sẽ tìm mua được sản phẩm ưng ý và phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu có vấn đề gì cần thắc mắc hoặc muốn đặt mua hàng, hãy liên hệ với Hóa chất Đắc Khang để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ: 

  • Công ty Cổ phần Hóa chất Đắc Khang
  • Địa chỉ văn phòng: 482/10/28A1 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
  • Địa chỉ kho hàng: 97 Đường Suối Lội, Xã Phước Vĩnh An, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline/ Zalo: 0983 111 490
  • Website: https://hoachatdackhang.com/
  • Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100087408292350
  • Email: hien.hd@dackhang.com
Copyright © 2022 Dac Khang. All Rights Reserved. Design Web and Seo by FAGO AGENCY