messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0983 111 490

Phèn Sắt Là Gì? Ứng Dụng Của Phèn Sắt Trong Xử Lý Nước Thải

Phèn sắt là hóa chất đóng vai trò rất quan trọng trong xử lý nước thải. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc tính và công dụng của loại hóa chất này.

Phèn Sắt Là Gì? Ứng Dụng Của Phèn Sắt Trong Xử Lý Nước Thải

Trong công nghệ xử lý nước thải và một số lĩnh vực, ngành nghề khác, phèn sắt là hóa chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc tính và công dụng của loại hóa chất này. Từ đó có cách lựa chọn và sử dụng cho đúng. 

1. Phèn sắt là gì?

Phèn sắt là muối kép của sắt (III) Sunfat với muối Sunfat của kim loại kiềm hoặc amoni. Công thức hóa học của phèn sắt rất đa dạng, bao gồm Fe2(SO4)3.nH2O (phèn sắt III), FeSO4.7H2O (phèn sắt II), FeCl3.nH2O (sắt III Clorua).

Phèn sắt là muối kép của sắt (III) Sunfat với muối Sunfat của kim loại kiềm hoặc amoni, màu hơi xanh 

2. Đặc tính nổi bật của phèn sắt

Phèn sắt có những tính chất vật lý và hóa học nổi bật sau. 

2.1. Tính chất vật lý

Trong điều kiện bình thường và ở dạng tinh khiết, phèn sắt là những tinh thể màu hơi xanh. Còn khi hòa tan trong nước thì sẽ tạo thành dung dịch có màu tím và vị chua. Phèn sắt có thể tan hoàn toàn trong nước nhưng không tan trong rượu. Đặc biệt, hóa chất này có giới hạn độ pH rộng và ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ.

Trong nước giếng phèn sắt tồn tại ở dạng nào? Câu trả lời chính là tồn tại ở dạng ion, sắt hoá trị II (Fe2+). Đây là thành phần của các muối hoà tan như FeS, Fe(OH)2, FeCO3, Fe(HCO3)2, FeSO4,… Lúc này, nước sẽ có màu vàng cùng mùi tanh hôi khó chịu. Nếu sử dụng để giặt quần áo trắng thì sẽ thấy quần áo bị ố vàng. 

2.2. Tính chất hóa học

Công thức phèn sắt là Fe2(SO4)3.nH2O. So với phèn nhôm thì khả năng và độ tan của phèn sắt trong nước chậm hơn. Còn trong môi trường axit thì hóa chất này sẽ bị thủy phân theo phương trình phản ứng sau.

Fe3+ + 3H2O => Fe(OH)3  +  3H+

Phèn sắt ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, tan trong nước nhưng không tan trong rượu, khi thủy phân sẽ tạo axit

Tìm hiểu về các loại hóa chất khác:

Axit Malic Là Gì? Acid Malic Có Tác Dụng Gì? Mua Ở Đâu?

STPP Là Gì? Ứng Dụng Của Chất Sodium Tripolyphosphate

Xăng Thơm Là Gì? Phân Biệt Xăng Thơm Và Axeton Như Thế Nào?

Bột Talc Là Gì? Bột Talc Có Tác Dụng Gì Trong Mỹ Phẩm?

Bột Đá Vôi CaCO3 Là Gì? Ứng Dụng Của CaCO3 Canxi Cacbonat

3. Ứng dụng thực tế của phèn sắt

Phèn sắt được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực. 

3.1. Trong xử lý nước thải

Sử dụng phèn sắt trong xử lý nước thải là một ứng dụng không quá xa lạ. Lúc này, phèn sắt sẽ đóng vai trò như một chất keo tụ, giúp loại bỏ phosphate cùng các tạp chất khác ra khỏi nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. 

3.2. Trong nông nghiệp

Phèn sắt cũng là một hóa chất đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp. Theo đó, người ta sử dụng hóa chất này để sản xuất các loại phân bón, giúp phòng ngừa một số bệnh thường gặp trên cây trồng như bệnh thiếu sắt, vàng lá, úa lá,… Ngoài ra, phèn sắt còn được ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. 

3.3. Trong công nghiệp

Trong ngành công nghiệp cơ khí và luyện kim, phèn sắt chính là nguyên liệu để điều chế các hợp chất của sắt và tinh chế vàng. Bên cạnh đó, hóa chất này còn được ứng dụng để làm giảm chromate của xi măng trong lĩnh vực xây dựng. 

3.4. Trong phòng thí nghiệm 

Ngoài các ứng dụng trong xử lý nước thải, nông nghiệp và công nghiệp thì phèn sắt còn được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm. Lúc này, hóa chất này sẽ được dùng như một chất xúc tác cho phản ứng khử trùng Clo của các hợp chất thơm và phản ứng Friedel.

Phèn sắt có nhiều ứng dụng, nổi bật trong đó chính là xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt 

4. Cách sử dụng phèn sắt trong xử lý nước thải

Quy trình sử dụng phèn sắt để xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt bao gồm các bước sau.

  • Bước 1: Chuẩn bị bình đựng 1000ml. Hòa tan phèn sắt với 200 - 300ml nước trong bình đựng này. Nếu thấy dung dịch vẩn đục thì nhỏ thêm vài giọt HCl rồi lắc đều. Sau đó cho thêm nước đến khi đầy bình thì thu được dung dịch phèn sắt nồng độ 5 - 10%.
  • Bước 2: Chuẩn bị mẫu nước thải, đem 100ml mẫu nước thải thô này đi xác định các chỉ số COD, độ pH, màu sắc.
  • Bước 3: Đong 1 lít nước thải vào mỗi cốc của thiết bị khuấy trộn có đánh số thứ tự từ 1 đến 6, tức là 6 mẫu.
  • Bước 4: Cho dung dịch phèn sắt đã pha được vào các cốc theo thứ tự nồng độ tăng dần, từ 0 mg/l, 100mg/l, 200mg/l, 300mg/l, 400mg/l, 500mg/l.
  • Bước 5: Sử dụng thiết bị khuấy để khuấy đều dung dịch, tốc độ khuấy khoảng 200 - 300 vòng/phút. Lưu ý, chỉ khuấy trong 40 giây, sau đó thì chuyển sang tốc độ chậm hơn, khoảng 30 - 40 vòng/phút.
  • Bước 6: Đo thể tích lắng, ở mỗi cốc sẽ lấy ra 100ml nước để đo chỉ số COD, pH và màu sắc. 

5. So sánh phèn nhôm và phèn sắt

Ngoài thắc mắc phèn sắt là gì thì rất nhiều người nhầm lẫn giữa phèn sắt với phèn nhôm. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt 2 hóa chất này. 

Rất nhiều người nhầm lẫn phèn sắt với phèn nhôm mặc dù 2 hóa chất này khác nhau về tính chất và ứng dụng 

 

Phèn sắt

Phèn nhôm 

Công thức hóa học 

  • Phèn sắt III: Fe2(SO4)3.nH2O
  • Phèn sắt II: FeSO4.7H2O
  • Sắt III Clorua: FeCl3.nH2O
  • Al2(SO4)3

Tính chất

  • Tồn tại dạng tinh màu hơi xanh
  • Tan trong nước nhưng không tan trong rượu. Khi tan trong nước tạo dung dịch màu tím, vị chua.
  • Nước nhiễm phèn sắt có màu vàng và mùi tanh.
  • Thủy phân phèn sắt sẽ tạo ra axit, cần đủ độ kiềm để giữ pH không đổi.

Fe3+ + 3H2O -> Fe(OH)3 + 3H+

  • Tồn tại dạng khan, rắn màu trắng.
  • Độ tan của phèn nhôm tùy thuộc vào nồng độ Axit Sunfuric.
  • Độ tan của phèn nhôm trong axit loãng lớn hơn trong nước cất.

Ứng dụng

  • Xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt.
  • Sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi.
  • Tinh chế vàng và điều chế các hợp chất của sắt.
  • Làm chất xúc tác trong phòng thí nghiệm. 
  • Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy.
  • Làm giảm độ pH của đất trồng.
  • Làm chất cầm máu và chữa lành vết thương.
  • Làm chất cầm màu trong công nghệ dệt nhuộm và in. 

Ưu điểm

  • Giới hạn độ pH rộng và ít bị tác động bởi nhiệt độ.
  • Liều lượng sử dụng để làm chất kết tủa của phèn sắt chỉ bằng 1/3 - 1/2 phèn nhôm
  • Phèn nhôm ít độc, dễ mua với giá thành rẻ.
  • Công nghệ keo tụ bằng phèn nhôm đơn giản và phổ biến. 

6. Địa chỉ bán phèn sắt uy tín, chất lượng

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc phèn sắt là gì, có những tính chất và ứng dụng nào. Đặc biệt là phân biệt được phèn sắt với phèn nhôm để lựa chọn và sử dụng cho đúng. 

Nếu có nhu cầu sử dụng phèn sắt để xử lý nước thải hoặc phục vụ sản xuất, đừng quên liên hệ đến Hóa chất Đắc Khang để được cung cấp. Chúng tôi chuyên phân phối hóa chất công nghiệp chính hãng, đảm bảo chất lượng cao nhất. Cùng với đó là mức giá cạnh tranh, tốt nhất thị trường.

Đặt hàng Phèn Sắt - Sắt (II) Sunfat FeSO4.7H2O 98%, Trung Quốc, 25kg/Bao ưu đãi lớn

Chỉ cần liên hệ, quý khách sẽ được nhân viên tư vấn, báo giá và hỗ trợ lên đơn hàng nhanh chóng. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc, cam kết hàng hóa đúng chủng loại, quy cách, được đóng gói cẩn thận và vận chuyển an toàn. Khách hàng được kiểm tra trước khi thanh toán, nhận hàng.

Ngoài phèn sắt, chúng tôi còn cung cấp đa dạng hóa chất công nghiệp khác. Ngay từ bây giờ, liên hệ với Hóa chất Đắc Khang qua kênh thông tin dưới để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Thông tin liên hệ: 

  • Công ty Cổ phần Hóa chất Đắc Khang
  • Địa chỉ văn phòng: 482/10/28A1 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
  • Địa chỉ kho hàng: 97 Đường Suối Lội, Xã Phước Vĩnh An, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline/ Zalo: 0983 111 490
  • Website: https://hoachatdackhang.com/
  • Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100087408292350
  • Email: hien.hd@dackhang.com
Copyright © 2022 Dac Khang. All Rights Reserved. Design Web and Seo by FAGO AGENCY